Thay đổi về giải phẫu và sinh lý thai phụ

1 Thay đổi về nội tiết

1.1 hCG:

hCG hình thành từ 2 tiểu dơn vị α và β . Được tế bào Langhans và hợp bào nuôi tiết ra.

Có thể phát hiện trong huyết tương hoặc nước tiểu của thai phụ vào ngày 8-9 của thai kỳ.

Tăng gấp đôi sau mỗi 48h , đạt nồng độ đỉnh vào 60- 70 ngày của thai, sau đó giảm dần đạt nồng độ thấp nhất khoảng ngày 100 – 130 của thai kỳ.

1.2  Các steroid

1 Progesteron.

Do hoàng thể sản xuất trong vài tuần đầu , sau đó do bánh rau sản xuất.

  • Giảm trương lực cơ trơn: giảm co dạ dày đại trang bàng quang niệu quản tử cung .
  • Giảm trương lục mạch máu : áp lực tâm trương giảm , giãn tĩnh mạch.
  • Tăng thân nhiệt.
  • Tăng nhịp thở.
  • Tăng dự trữ mỡ.
  • Tăng phát triển tuyến vũ.

2 Estrogen

Do lá nuôi của bánh rau tiết ra 2 loại estrogen: 17β-estradiol  và estriol. 85% là estriol.

  • Làm tăng trưởng và kiểm soát chức năng tử cung.
  • Phát triển tuyến vú
  • Làm mô liên kết chun giãn hơn, bao khớp mềm ra các khớp dễ di động.
  • Giảm bài tiết natri , gây ứ đọng nước trong cơ thể.

3 Lactogen

Do rau thai tiết ra

  • Cung cấp năng lượng cho quá trình trao đổi chất ở mẹ và dinh dưỡng của thai nhi.
  • Kháng insulin làm tăng insulin ở mẹ
  • Tham gia vào quá trình tạo sữa

4 Relaxin

Do hoàng thể thai nghén nội sản mạc bánh rau tiết ra

  • Làm giãn cơ tử cung

5 Cortisol

Tuyến thượng thận tiết ra

  • Tăng đường huyết
  • Thay đổi hoạt động của kháng thể
  • Ít có tác dụng toàn thân

6 Aldosteron

Tuyến thượng thận tiết ra

  • Ứ đọng muối và nước tỏng cơ thể

7 Nội tiết tổ tuyến cận giáp

Tuyến cạn giáp tiết ra

  • Kiểm soát sự phân bố canxi(trong thai kỳ thường có tình trạng hạ canxi máu do canxi được huy động cho thai)

2 Thay đổi về giải phẫu , sinh lý

1 Thân tử cung

Tăng trọng lượng : từ 50 -60g lên 1000g.

Hình thể : 

Vào 3 đầu hình cầu , cực dưới phình to có thể sờ thấy qua túi cùng bên âm đạo (Dấu hiệu noble)

Vào 3 tháng giữa, tử cung có hình trứng, cực to ở trên còn cực nhỏ ở dưới. Đáy tử cung phình to

Trong 3 tháng cuối, hình thể tử cung phụ thuộc vào tư thế của thai nhi nằm ở bên trong. Tử cung có hình trứng nếu thai nhi nằm dọc, nếu thai nhi nằm ngang thì thì tử cung sẽ bè ngang.

Vị trí: trung bình mỗi tháng tăng 4cm

Tuổi thai ( tháng)=( chiều cao tử cung ):4 + 1

Cấu tạo : 

  • Bên ngoài là phúc mạc.
  • Tiếp đến 3 lớp cơ: Ngoài cùng là Cơ dọc => Cơ đan => Cơ vòng : Cơ đan nhiều máu nhất .
  • Trong cùng là lớp niêm mạc có 3 lớp : Ngoài là niêm mạc tử cung => Niêm mạc tử cung rau => Niêm mạc trứng. (xem bài trước)

Sinh lý:

  • Khi chưa có thai tử cung chắc, khi có thai mềm ra  do nội tiết tố.
  • Khi có thai tử cung tăng mẫn cảm dễ bị co bóp và kích thích.

2 Eo tử cung

Lúc chưa có thai dài 0,5cm đến lúc chuyển dạ dài 10cm. Tức là bị dài ra và mỏng đi , đoạn eo lại chỉ có cơ vòng và cơ dọc không có cơ đan => dễ vỡ dễ chảy máu.

Dấu hiệu Hegar: Khi có thai eo tử cung mềm ra, khi khám tưởng như thân tử cung tách rời khỏi phần cổ tử cung .

3 Cổ tử cung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sự thụ tinh làm tổ và phát triển của trứng

Sự thụ tinh = Tinh trùng + Noãn => Trứng

Sự Thụ thai = Trứng làm tổ + Phát triển tạo ra thai và phần phụ của thai.

1 Sự Thụ tinh

Tinh trùng:

– Sinh ra ở ống sinh tinh => đi qua ống mào tinh để thêm được khả năng di động => Dự trữ chủ yếu ở túi tinh. Mỗi ngày cơ thể sinh khoảng 200 triệu tinh trùng.

– Cấu tạo : 3 phần Đầu thân đuôi , dài 50-65 μm , trong 1 ml tinh dịch có khoảng 60-120 triệu tinh trùng , Tốc độ di chuyển 1, 5 đến 2,5 mm/ phút .

– Thời gian sống : Tùy vào độ pH : Trong âm đạo pH toan sống được < 2h , Trong ống cổ tử cung pH > 2,5 sống được 2-3 ngày, Trong vòi tử cung sống được thêm 2-3 ngày.

Noãn:

Đầu kỳ kinh có vài chục noãn đi vào giai đoạn tăng trưởng => vào ngày thứ 6 của chu kỳ có 1 nang duy nhất chín => đến ngày thứ 12 -14 của chu kỳ nang noãn này được phóng vào loa vòi tử cung ., noãn chỉ sống được 2 ngày sau khi rụng.

  • Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra nang noãn sẽ thoái triển thành hoàng thể và dẫn đến kinh nguyện,,
  • Nếu sự thụ tinh diễn ra :

Sự thụ tinh:

Khoảng 200 triệu tinh trùng phóng vào âm đạo , vài triệu tinh trùng đến được noãn vào thời điểm thích hợp, Tinh trùng vượt qua màng trong suốt , vỏ bọc noãn xảy ra phản ứng khiến không có tinh trùng khác xâm nhập được. Xuất hiện tiền nhân đực và tiền nhân cái trong noãn , hai tiền nhân này phát triển rồi hợp thành hợp tử.

Bất thường trong sự sinh giao tử: Bất thường về hình thái như tinh trùng hai đầu ,…Bất thường về Nst được chia ra NST thường và NST giới tính.

2 Sự di chuyển và làm tổ của trứng:

Di chuyển của trứng:

Sau thụ tinh 1 vài giờ trứng di chuyển trong phần còn lại của vòi tử cung mất 3-4 ngày, sau đó sống tự do trong buồng tử cung 2-3 ngày nữa rồi bắt đầu làm tổ.

Trứng di chuyển được nhờ : nhu động vòi tử cung , nhung mao niêm mạc vòi, luồng dịch chảy từ loa vòi về buồng.

Trong 6 ngày di chuyển trứng phân chia từ 1 thành 2 thành 4 thành 8 tế bào.

Sự làm tổ : (cần xem về cấu tạo các lớp tử cung)

  • Ngày 6-8: Phôi dính + bám rễ vào biểu mô.
  • Ngày 9-10 : Phôi qua biểu mô, chưa nằm sâu trong lớp đệm, bề mặt chưa được biểu mô phủ.
  • ngày 11-12 : Phôi nằm hoàn toàn trong lớp đệm, nhưng lỗ chui qua chưa được biểu mô phủ.
  • Ngày 13-14: Biểu mô phủ kín , trung sản mạc biệt hóa thành 2 loại tế bào., Hình thành các gai rau.

3 Sự phát triển của trứng đã thụ tinh.

Phôi từ 1 tế bào phần chia làm 2 tế bào mầm, rồi thành 4 tế bào mầm to bằng nhau.

Giai đoạn phôi 8 tế bào: sẽ có 4 tế bào mầm to nằm trong, 4 tế bào mầm bé nằm ngoài..

Giai đoạn phôi dâu(16 tế bào): tế bào mầm nhỏ phát triển nhanh hơn và bao quanh các tế bào mầm to nằm trong Khiến phôi có hình quả dâu. Tế bào mầm nhỏ sẽ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai. Tế bào mầm to ở giữa sẽ tạo ra các lá thai phát triển thành thai nhi. Nhóm tế bào mầm to sẽ cho ra cúc phôi, nhóm tế bào mầm nhỏ sẽ tiết dịch  đẩy cúc phôi về 1 góc vào tạo ra 1 hốc nhỏ trong lòng phôi dâu.

Giai đoạn phôi nang (32 tế bào):  Các tế bào nhỏ giãn ra quanh hốc tạo ra phôi nang. phôi nang làm tổ vào buồng tử cung. Phần tế bào ngoại vi tạo thành lá nuôi. Cúc phôi có 2 loại tế bào : phần số lượng ít cho ra Phôi, phần còn lại cho ra phần phụ của Phôi. vào giai đoạn này cúc phôi bắt đầu tách rời khỏi lá nuôi.

3.1 Thời kỳ sắp xếp tổ chức : (kéo dài đến hết tháng 2)

3.1.1 Sự hình thành bào thai:

Từ 4 tế bào mầm to: Ngày thứ 6-7 xuất hiện lá thai trong. Ngày thứ 8 xuất hiện lá thai ngoài . Tuần thứ 3 xuất hiện thêm lá thai giữa. Các lá thai này tạo ra phôi thai, từ tuần thứ 8 được gọi là thai nhi.

Lá thai Ngoài – Hệ thần kinh

– Da

 Lá thai giữa  – Hệ Xương

– Hệ Cơ

– Mô liên kết

– Hệ tuần hoàn

– Hệ tiết niệu

 Lá thai Trong   -Hệ tiêu hóa

– Hệ tiết niệu

 

3.1.2 Sự phát triển của phần phụ :

Nội sản mạc: một vài tế bào lá thai ngoài tan ra tạo thành buồng ối, thành ngoài của màng ối là một màng mỏng gọi là nội sản mạc.

Trung sản mạc : Tế bào mầm nhỏ phát triển tạo ra trung sản mạc có 2 lớp : lớp ngoài là hội bào, lớp trong là tế bào Langhans , trung sản mạc tạo thành các chân giả bao quanh trứng .

Ngoại sản mạc: Niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại sản mạc:

  • Ngoại sản mạc tử cung: chỉ liên quan đến tử cung
  • Ngoại sản mạc trứng: chỉ liên quan với trứng
  • Ngoại sản mạc tử cung – rau: ở giữa cơ tử cung và trứng.

3.2 Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức.

3.2.1 Sự phát triển của thai.

Các bộ phận của thai phát triển dần (Xem chi tiết ở bài sau)

3.2.2 Sự phát triển của phần phụ.

Nội sản mạc; Phát triển làm buồng ối rộng ra.

Trung sản mạc : các chân giả tan đi , trung sản mạc trở lên nhẵn , một phần phát triển thành Gai rau với 2 loại :

  • Gai rau dinh dưỡng lơ lửng trong hồ huyết để trao đổi chất ,
  •  Gai rau bám : bám vào nóc hay vách hồ huyết để giữ rau bám được vào hồ huyết

Ngoại sản mạc:lớp Ngoại sản mạc tử cung , Ngoại sản mạc trứng teo mỏng dần , Ngoại sản mạc tử cung – rau biến thành Hồ huyết.